Cọc tiếp địa đồng đỏ – Việt Nam

Liên hệ

– Cọc tiếp địa đồng đỏ – Việt Nam
– Chất liệu: Đồng đỏ
– Loại: D14, D16, D18, D20
– Chiều dài: Tùy chọn
– Hãng sản xuất: Việt Nam
– Đầy đủ giấy tờ chứng chỉ xuất xưởng

Mô tả

Khi thi công lắp đặt hệ thống tiếp địa cho các dự án, công trình xây dựng thì không thể thiếu cọc tiếp địa.

Có thể khẳng định rằng, cọc tiếp địa có vai trò rất quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất khi kết hợp với hóa chất giảm điện trở và kim thu sét.

Tuy nhiên, lựa chọn cọc tiếp địa chất lượng và giá thành hợp lý lại là một vấn đề mà hầu hết các nhà xây dựng, chủ đầu tư quan tâm.

Cọc tiếp địa đồng đỏ đang được xem là một giảm pháp tuyệt vời và hiệu quả khi thi công dự án. Là loại cọc tiếp địa được sử dụng 100% chất liệu là đồng đỏ, với đặc tính hoàn toàn của đồng nguyên chất. Có tính dẫn điện và chịu nhiệt cực tốt.

Hiện nay, cọc nối đất đồng đỏ này là vật liệu tiếp địa lý tưởng nhất trong tất cả các loại vật liệu sử dụng cho hệ thống chống sét, hay còn gọi là hệ thống tiếp địa an toàn điện.

Đặc biệt, hiệu quả của nó còn tốt hơn khi ở những dự án có vùng đất đồi núi, đá và có điện trở suất cao.

Chất liệu : Đồng đỏ với hàm lượng 99,95% chất liệu đồng
Kích thước: D14, D16, D18, D20, D25mm, …
Chiều dài: 0.8, 1, 1.5, 2, 2.4, 2.5, 3m
Hình dạng bình thường: Hình trụ một đầu vót nhọn
Màu sắc: Màu Đỏ

cọc tiếp địa đồng đỏ

Cách sử dụng cọc nối đất đồng đỏ nguyên chất
Với cấu tạo hình trụ là một đầu vót nhọn nên cọc nối đất đồng đỏ rất dễ thi công sử dụng cho dự án. Dưới đây là sơ bộ các bước tiến hành thi công hệ thống tiếp địa.

Bước 1: Tiến hành công tác đào rảnh tiếp địa rộng 40cm, sâu 70 – 100cm theo địa hình đất và thiết kế đưa ra;
Bước 2: Thi công đóng cọc tiếp địa với khoản cách giữa hai cọc từ 2.5 – 3m. Phương pháp đóng chúng ta có thể đóng thủ công bằng tay hoặc bằng máy tùy theo mặt bằng đất cúng hay mềm;
Bước 3: Tiến hành thi công nối dây liên kết giữ các cọc đồng vàng với nhau;
Bước 4: Là bước cuối cùng, công tác lấp đất và nên chặt bãi tiếp địa.