Máy phát điện 3 pha còn gọi là máy phát điện công nghiệp hoặc máy phát điện công suất lớn. Để sở hữu một chiếc máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bạn cần biết cách tính công suất máy phát điện 3 pha. Để Thiết bị điện ADP hướng dẫn chi tiết cho bạn nhé!
Công suất máy phát điện là gì?
Công suất máy phát điện là thông số cho biết năng lượng điện mà máy phát có thể tạo ra trong mỗi giờ. Ví dụ như nếu bạn dùng máy có công suất 100kW thì mỗi giờ máy có khả năng tạo ra nguồn điện năng 100kW.
Chỉ số công suất này không chỉ giúp xác định khả năng cung cấp nguồn điện của máy, mà còn giúp người dùng tính toán được lượng nhiên liệu cần thiết để máy hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó ước lượng được chi phí nhiên liệu phải chi trả.
Ngoài ra, khi biết công suất định mức của máy phát điện bạn sẽ biết được lưới điện đang sử dụng có phù hợp với máy phát điện hay không.
Đơn vị tính công suất máy phát điện công nghiệp
kVA và kW là 2 đơn vị chính dùng để xác định công suất của máy phát điện:
- kVA là đơn vị tính công suất của máy phát điện được áp dụng trên toàn thế giới. kVA đọc là Kilo-Volt-Ampe, là đơn vị tính công suất toàn phần hay công suất biểu kiến.
- kW là đơn vị tính công suất của máy phát điện được áp dụng ở Việt Nam. kW là đơn vị tính công suất thực sử dụng.
Công thức đổi kVA sang kW: kW = kVA x cos φ.
Cos φ là hệ số công suất. Giá trị của cos φ phụ thuộc vào từng thiết bị và dao động từ 0.2 – 0.8 theo quy định của nhà sản xuất.
- Đối với máy phát điện 1 pha, cos φ = 1.
- Đối với máy phát điện 3 pha, cos φ = 0.8, tức là 1kVA = 1 x 0.8 = 0.8kW. Ví dụ, máy phát điện 3 pha có công suất 10kVA, đổi sang kW nó sẽ là 10×0.8 = 8kW.
Công thức tính công suất máy phát điện 3 pha
Máy phát điện 3 pha có công thức tính phức tạp hơn đôi chút so với dòng máy 1 pha.
- P = (I × U × 1.73) / 1000 (nếu sử dụng đơn vị kVA)
- P = (I × U × 1.73 × PF) / 1000 (nếu sử dụng đơn vị kW)
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện (A)
- U là hiệu điện thế (V)
Cách tính công suất máy phát điện 3 pha chuẩn nhất
Đầu tiên, bạn cần liệt kê hết các thiết bị điện cần sử dụng và công suất của nó. Công suất tiêu thụ (thường là công suất thực) của từng thiết bị này đã được ghi trên nhãn mác. Sau đó tính tổng công suất tiêu thụ thực của các thiết bị điện. Nếu cần có thể đổi qua đơn vị kVA như công thức mà ADP đã giới thiệu trong phần trên.
Khi đã có tổng công suất, bạn cần cộng thêm hệ số an toàn để ra được công suất cần thiết của máy phát điện. Thông thường, hệ số an toàn của máy phát điện mới là 1.1 và máy phát điện cũ là 1.1–1.25.
Ví dụ, nếu tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị điện tính được là 100kW thì:
- Công suất máy phát điện công nghiệp mới cần trang bị là: 100×1.1 = 110kW
- Công suất máy phát điện công nghiệp cũ thì tuỳ tình trạng máy mà bạn có thể tính toán trong dải hệ số an toàn từ 1.1 – 1.25.
Lưu ý khi chọn công suất máy phát điện công nghiệp
Khi chọn máy phát điện công nghiệp, hãy cân nhắc về công suất khởi đầu (công suất cần thiết khi bật máy) và công suất liên tục (công suất cần thiết khi máy đang hoạt động ổn định) chứ không phải chọn theo công suất dự phòng (công suất chỉ cho phép máy hoạt động thêm trong từ 1 – 12 giờ). Ngoài ra, bạn nên nhờ bên bán hàng kiểm tra lại công suất thực tế xem có đúng với công bố của nhà sản xuất hay không.
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến cách tính công suất máy phát điện 3 pha mà Thiết bị điện ADP chia sẻ đến bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần tư vấn. Hãy liên hệ ngay đến hotline 0826 603 603 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhé!