Máy phát điện là thiết bị vô quan trọng trong các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện,… Không chỉ cung cấp nguồn điện dự phòng khi mất điện mà còn giúp hiệu chỉnh điện áp và dùng trong những môi trường có nguồn điện yếu, không ổn định hoặc không đủ để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cùng ADP tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo máy phát điện công nghiệp để có thể sử dụng và bảo dưỡng máy hiệu quả hơn nhé!
Cấu tạo chung của máy phát điện
Máy phát điện gồm bộ phận chính là động cơ và đầu phát. Ngoài ra còn tùy thuộc vào loại máy mà có thêm các bộ phận đi kèm.
1. Động cơ
Động cơ là bộ phận quan trọng hàng đầu trong máy phát điện. Đây là nơi cung cấp nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Các nguyên liệu sử dụng để vận hành động cơ thường là xăng, dầu, khí thiên nhiên,…
Kích thước của động cơ càng lớn thì công suất của máy phát điện càng cao. Vì vậy, giá máy phát điện và chất lượng của máy sẽ phụ thuộc phần lớn vào động cơ. Khi mua máy phát điện thì bạn nên lưu ý và quan tâm đến bộ phận quan trọng này nhé!
Các dòng máy phát điện chất lượng cao thường sử dụng động cơ của các thương hiệu nổi tiếng như Cummins, Yanmar, MTU, Kohler,… Với lợi thế về chất lượng, tuổi thọ cao, vận hành êm ái và tiết kiệm nhiên liệu. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các dòng máy này.
2. Đầu phát điện
Đầu phát là một bộ phận quan trọng không kém so với động cơ của máy phát điện. Có chức năng sản xuất điện từ nguồn cơ năng được cung cấp từ động cơ. Nhờ đó nó có khả năng phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.
Trong đầu phát có hai thành phần quan trọng nhất chính là ROTO và STATO.
- Rotor là phần chuyển động để tạo ra từ trường. Cấu tạo của Rotor bao gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.
- Stato là phần cố định trong máy phát điện. Hoạt động như một nam châm, tác dụng với rotor để tạo chuyển động. Stato được cấu tạo từ các dây dẫn điện quấn lại tạo thành cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.
3. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu gồm bình nhiên liệu, hệ thống ống nối, bơm nhiên liệu, bình lọc, kim phun, ống thông gió,… Đây là nơi chứa nhiên liệu và dẫn nhiên liệu vào động cơ để động cơ có thể hoạt động. Hệ thống nhiên liệu đảm bảo việc cung cấp và điều phối nhiên liệu để máy phát điện vận hành và hoạt động trơn tru hơn.
4. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển có chức năng điều khiển các hoạt động của máy phát điện và bảo vệ máy vận hành ổn định. Ngoài ra còn có chức năng hiển thị các thông số quan trọng và các phím tắc để người dùng dễ dàng sử dụng và theo dõi. Một số loại máy phát điện hiện đại có bảng điều khiến có thể điều khiển từ xa giúp điều phối hoạt động của thiét bị hiệu quả và tiện lợi hơn.
5. Ổn áp AVR
Ổn áp AVR (Automatic Voltage Regulator) là bộ phận quy định mức điện áp đầu ra của máy. AVR sẽ tác động vào hệ thống kích từ của máy phát điện để đảm bảo mức điện áp này ở trong giới hạn cho phép. Không chỉ thế, AVR còn có chức năng giới hạn tỷ số điện áp, điều khiển công suất vô công. Đặc biệt, khi điện áp đường dây giảm hoặc tăng, AVR có thể bù trừ điện áp.
6. Hệ thống làm mát
Động cơ và máy phát điện sẽ bị nóng khi máy hoạt động với tần suất nhiều và liên tục. Lúc đó, hệ thống làm mát sẽ hoạt động để làm giảm nhiệt cho máy phát điện. Từ đó giúp máy hoạt động bền bỉ và tăng năng suất hoạt động. Hệ thống làm mát có thể chạy bằng quạt gió hoặc quạt nước. Khí Hydrogen thường dùng để làm mát vì tính hấp thụ nhiệt tốt.
7. Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn đóng vai trò phân phối dầu nhớt bôi trơn được lưu trữ sẵn trong một máy bơm đến động cơ. Giúp máy phát điện vận hành êm ái và hoạt động bền bỉ trong thời gian dài. Bạn cần phải kiểm tra mức dầu sau 8 giờ máy hoạt động để ngăn ngừa rò rỉ dầu. Và nhớ rằng cần thay dầu sau 500 giờ sử dụng.
8. Hệ thống xả thải
Hệ thống xả thải dùng để đẩy khí thải trong quá trình hoạt động của máy phát điện thoát ra qua đường ống. Ống xả thải thường gắn liền với động cơ và xả khí thải ra ngoài trời. Hệ thống xả của máy phát điện được cấu tạo từ thép, gang và sắt cao cấp. Giúp bảo vệ hệ thống xả và làm giảm thiểu tình trạng máy bị rung lắc khi hoạt động. Đối với dòng máy phát điện công nghiệp, người dùng cần phải bố trí thêm hệ thống xử lý khí thải trước khi thải khí ra ngoài môi trường.
9. Bộ sạc ắc quy
Bộ sạc ắc quy giúp cho pin của máy phát điện luôn đầy. Nhờ vậy không bị gián đoạn giữa chừng trong quá trình hoạt động. Chất liệu của bộ sạc ắc quy làm từ thép không gỉ, ngăn ngừa sự ăn mòn.
10. Kết cấu khung chính, vỏ
Khung và vỏ máy có tác dụng bảo vệ máy và giảm tiếng ồn khi máy hoạt động. Thông thường độ ồn đạt tiêu chuẩn khoảng 75dba ±3 khoảng cách 7m không gian mở.
Cấu tạo của máy phát điện 1 pha
Máy phát điện 1 pha thường có công suất thấp nên được ứng dụng chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày, trong các hộ gia đình hoặc cửa hàng nhỏ.
Máy phát điện xoay chiều 1 pha bao gồm 2 bộ phận chính:
- Phần cảm được cấu tạo từ các loại nam châm, tạo ra từ trường làm máy phát điện hoạt động.
- Phần ứng được cấu tạo bởi các khung dây và cuộn dây giống nhau. Các sợi dây này sẽ được quấn sát với nhau và chồng lên nhau thành nhiều lớp tạo ra suất điện động cảm ứng và hoạt động phối hợp với phần cảm.
Cấu tạo máy phát điện công nghiệp 3 pha
Máy phát điện công suất lớn hay còn gọi là máy phát điện 3 pha thườn được sử dụng ở những phân xưởng lớn, khu công nghiệp, khu chung cư,… Nơi cần nguồn điện công suất lớn.
Máy phát điện xoay chiều 3 pha là một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều (cùng biên độ cùng tần số, nhưng lệch pha nhau ⅔). Ba cuộn dây của phần ứng đặt lệch nhau 1/3 vòng tròn trên Stato.
- ROTO là phần cảm gồm 1 nam châm điện có thể quay xung quanh trục cố định để tạo ra từ trường biến thiên.
- STATO là phần ứng gồm 3 cuộn dây có kích thước, số vòng giống nhau. Và được bố trí chênh lệch nhau 1 góc 1200.
- Nắp, puli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu.
So sánh cấu tạo máy phát điện 1 pha và 3 pha
Bộ phận | Máy phát điện 1 pha | Máy phát điện 3 pha |
---|---|---|
Roto và stato | Phần nào là roto hay stato còn phụ thuộc vào công suất máy phát điện | Roto là bộ phận chuyển động, stato đứng yên |
Số cuộn dây | Không cố định, thường là 5 | 3 |
Dải công suất | Thấp (1 KVA – 50 KVA) | Cao, lên tới vài nghìn KVA |
Thiết bị sử dụng | Thiết bị điện 1 pha | Thiết bị điện 3 pha và 1 pha (cần phải chia pha) |
Ứng dụng | Các gia đình, văn phòng công ty quy mô nhỏ | Khu công nghiệp, xí nghiệp, bệnh viện,... |
Cách mắc mạch | Cuộn dây và nam châm | Đa dạng: Mắc mạch 3 pha hình tam giác, hình sao. |
Số lượng cuộn dây và nam châm | Bằng nhau | Đa dạng 3 cuộn dây – 2 nam châm hoặc 6 cuộn dây – 8 nam châm,... |
Hiệu điện thế (ở Việt Nam) | 220 V | 380V/3F |
Trên đây là những thông tin về cấu tạo máy phát điện công nghiệp mà ADP đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đọc tìm được những thông tin bổ ích. Nếu có nhu cầu mua máy phát điện hoặc có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp. Liên hệ ngay đến hotline 0826 603 603 để ADP hỗ trợ bạn nhé!