Công tắc tơ hay còn được biết đến với tên gọi khác là khởi động từ là thiết bị đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Đây là thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong các mạch điện. Góp phần điều khiển các thiết bị động cơ, tụ bù,.. thông qua hệ điều khiển từ xa. Cùng CTCP Thiết bị điện ADP tìm hiểu rõ hơn về mẫu sản phẩm trong bài viết sau.
>>>> XEM NGAY: Cấu tạo công tơ điện chi tiết, mới cập nhật
1. Công tắc tơ là gì?
Công tắc tơ – Contactor là thiết bị được sử dụng nhiều trong hệ thống mạng lưới điện dân dụng và cả điện công nghiệp. Với mục đích đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong quá trình hoạt động, đóng/ ngắt tự động nguồn điện với tải.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Contactor
2.1 Cấu tạo Contactor
Nhìn chung các mẫu công tắc tơ đều được cấu thành 3 bộ phận chính như sau:
- Nam châm điện: để tạo ra từ trường.
- Hệ thống dập hồ quang: đảm bảo tiêu điểm không bị cháy khi hồ quang xuất hiện.
- Hệ thống tiếp điểm: tiếp điểm chính + tiếp điểm phụ
Đối với các mẫu Contactor loại nhỏ sẽ được gắn thêm cặp tiếp điểm thường đóng – NC và tiếp điểm thường mở NO. Các dòng công tơ công suất lớn thì cặp tiếp điểm này sẽ được nằm rời ra bên ngoài.
2.2 Nguyên lý hoạt động của công tơ điện
Công tơ điện có nguyên lý hoạt động cụ thể như sau: Khi dòng điện đi qua mạch điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của Contactor thì sẽ sinh ra lực từ và hình thành mạch từ kín.
Nhờ bộ phận liên động giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái. Khi nguồn điện ngưng cấp thì Contactor sẽ trở về trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về vị trí ban đầu.
>>>> XEM THÊM :
- Cấu tạo công tơ điện tử 1 pha đầy đủ nhất hiện nay
- Công tơ 3 pha gián tiếp Đà Nẵng uy tín, cao cấp
3. Công tắc tơ dùng để làm gì
Trong công nghiệp, công tắc tơ được sử dụng nhiều nhất là kết nối với động cơ 1 pha, 3 pha nhằm đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra sản phẩm còn được dùng để điều khiển hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng. Có thể dùng các vi điều khiển hay thiết bị tự động điều khiển đèn sáng theo thời gian lập trình sẵn.
4. Contactor gồm những loại nào?
4.1 Công tắc tơ 1 pha
Công tắc tơ 1 pha thường được sử dụng trong hệ thống điện dân dụng. Mẫu sản phẩm thường được sử dụng 1 hoặc hoặc 2 cực tạo ra 1 tiếp điểm đóng ngắt sử dụng nguồn điện 1 pha 220V hoặc 24V. Mẫu Contactor 1 pha thường có giá thành rẻ hơn so với các dòng công tắc tơ 3 pha cùng công suất.
4.2 Công tắc tơ 3 pha
Công tắc tơ 3 pha được sử dụng nhiều trong hệ thống điện công nghiệp. Công tắc tơ 3 pha được tích hợp 3 cực tạo 3 tiếp điểm đóng ngắt relay. Phần lớn các mẫu công tắc tơ đều sử dụng nguồn điện xoay chiều AC 3 pha 220V/ 240V/ 380V/ 480V.
5. Ưu điểm của những dòng Contactor tại ADP
CTCP Thiết bị Điện ADP là đơn vị kinh doanh thiết bị điện hàng đầu thành phố Đà Nẵng. Là nhà phân phối chính hãng của thiết bị điện TLC, tủ điện EMEC,… ADP tự tin cung cấp đến cho quý khách hàng dòng sản phẩm có giá thành cạnh tranh nhất.
6. Cách chọn mua Contactor
Quý khách hàng có thể lựa chọn công tắc tơ theo điện áp hoặc theo cường độ dòng điện. Tại nước ta, hệ thống điện áp định mức tiêu chuẩn là 220V, do đó lần lớn các mẫu contactor hiện nay thường có điện áp 220v/380v.
Ngoài ra quý khách hàng còn có thể lựa chọn mẫu công tắc tơ dựa theo công suất bằng công thức sau:
P=√3UIcosφ ⇒ I = P/(√3Ucosφ)
Trong đó:
- I là dòng động cơ sử dụng ( dòng định mức)
- P là công suất động cơ (đơn vị là W), thông số này được gắn trên vỏ động cơ
- U là điện áp đặt lên động cơ
- Cosφ là hệ số công suất, ở VN hệ số công suất lưới điện là 0.8, nếu nhà máy của bạn không có tụ bù thì hệ số này có thể nhỏ hơn 0.8, nếu lấy điện qua sau biến tần inverter thì có thể lấy Cosφ = 0.96
7. Cách đấu Contactor
Để tiến hành đấu contactor chính xác, quý khách hàng cần nắm rõ đặc điểm cấu tạo của mẫu sản. Tốt nhất quý khách hàng nên sử dụng sơ đồ để dễ dàng áp dụng trong việc ứng dụng thực tế.
- Bước 1: Tiến hành đấu dây từ MCCB đầu tiên. Lưu ý, ở bước này bạn chưa được bật nút ON.
- Bước 2: Tiếp tục nhất vào nút bấm dây nối dây relay nhiệt cùng với cuộn coil contactor. Đây là dây được gọi với nhiều tên khác nhau như dây điều khiển hay là dây dẫn nhỏ,
- Bước 3: Tiến hành bước đấu dây rơ le quá tải kết nối với Contactor
- Bước 4: Kết nối hai điểm MCCB và Contactor lại với nhau
- Bước 5: Tiến hành kết nối relay quá tải với nguồn cung cấp động cơ
- Bước 6: Nối dây te âm đất đi vào trong thân mô tơ.
8. Những dòng Contactor thông dụng
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều thương hiệu Contactor khác nhau. Theo đó tuỳ thuộc vào nhu cầu riêng mà quý khách hàng có thể lựa chọn mẫu sản phẩm thích hợp. Một số thương hiệu nổi tiếng như:
- Contactor Schneider
- Công tắc tơ Chint
- Công tắc tơ 3 pha LS
- Contactor Mitsubishi
Một trong những lưu ý mà ADP muốn phân biệt với quý khách hàng đó chính là công tắc tơ hoàn toàn khác với khởi động từ. Theo đó, Contactor khi được gắn thêm rơle nhiệt thì mới được xem là có kết cấu giống khởi động từ. Nhưng trên thị trường hiện nay, phần lớn các mẫu công tắc tơ đều không được gắn tích hợp rơle nhiệt.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các dòng công tắc tơ mà CTCP Thiết bị Điện ADP hiện đang cung cấp. Với ưu điểm cạnh tranh về giá cả, ADP tự tin là một trong những đơn vị cung cấp các sản phẩm thiết bị điện uy tín tại Đà Nẵng. Vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn về chính sách chiết khấu mà công ty đang cung cấp.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Lô 12 khu B2-41, KĐT FPT Đà Nẵng, P.Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
- Website: https://adp.net.vn/
- Hotline: 0826 603 603
- Email: sale@adp.net.vn
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: