Tủ PCCC hay còn biết đến với tên gọi tủ chữa cháy là dụng cụ dùng để chứa, lưu trữ và bảo quản các thiết bị chữa cháy. Nhìn chung thiết kế tủ chữa cháy có cấu tạo không quá phức tạp. Cùng Thiết bị Điện ADP tìm hiểu rõ hơn về mẫu sản phẩm trong bài viết sau.
>>>> XEM NGAY: Cấu tạo tủ điện uy tín, chi tiết chất lượng cao
1. Tủ PCCC là gì?
Tủ PCCC hay tủ chữa cháy thường bao gồm: bình chữa cháy, vòi cứu hoá, lăng phun, búa, rìu PCCC,… Hiện nay tủ PCCC có nhiều kích thước khác nhau và được phân nhóm thành từng loại riêng biệt. Các mẫu tủ PCCC thông dụng thường thấy như: tủ báo cháy trong nhà, tủ cứu hoả ngoài trời, tủ chữa cháy vách tường.
Tủ PCCC thường được lắp đặt ở nhiều khu vực khác nhau trong một toà nhà. Mục đích chính là để hạn chế sự tác động, ảnh hưởng của các tác động môi trường bên ngoài. Tủ được sử dụng phổ biến trong các dự án nhà cao ốc, văn phòng, nhà máy, xí nghiệp,… Thiết bị được lắp đặt các hành lang, tầng hầm để tiện chữa cháy khi cần thiết.
2. Tiêu chuẩn sản xuất tủ PCCC tại nước ta
Tủ chữa cháy được đánh giá cao bởi tính ứng dụng cũng như vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn của người sử dụng. Việc sản xuất và cung cấp tủ chữa cháy cần đảm bảo tốt các tiêu chuẩn sau:
- Tủ trung tâm báo cháy cần thực nghiệm chức năng, duy trì trạng thái ổn định khi vận hành. Hạn chế tối đa tính biến dạng khi bị va đập, có độ bền lâu,…
- Đầu báo cháy khói kiểu điểm có khả năng tái lặp, tái tạo. Vận hành ổn định trong trạng thái nóng ẩm, nóng khô. Đặc biệt là khả năng chịu đựng, chống ăn mòn Sunfua Dioxide ( SO2).
- Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động bằng khí cần đảm bảo sự dụng nguồn điện năng độc lập với nguồn điện cung cấp cho vùng cháy. Cần được kiểm tra khả năng hoạt động theo đúng tiêu chuẩn EN-12094-1-2003.
Ngoài ra còn có nhiều tiêu chuẩn vận hành liên quan về các thiết bị, bộ phần cấu thành nên hệ thống chữa cháy. Bao gồm các thiết bị như: đầu phun kín, đầu phun hở, van báo động, van tràn ngập,…
>>>> XEM NGAY: Tủ điện phân phối là gì?
3. Công dụng của tủ chữa cháy
Công dụng phổ biến và thông dụng nhất khi nhắc đến các mẫu tủ chữa cháy đó chính là cung cấp vật dụng dập tắt đám cháy. Việc trang bị tủ phòng cháy chữa cháy ở mỗi công trình giúp giảm thiểu tối đa thời gian vận hành hệ thống. Ngoài ra trang bị tủ chữa cháy cũng góp phần giúp rút ngằn thời gian dập tắt đám cháy.
4. Kích thước tủ chữa cháy thường gặp
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tính ứng dụng của sản phẩm mà mỗi sản phẩm tủ điện sẽ có kích thước khác nhau. Phần lớn các mẫu tủ điện hiện nay có kích thước phổ thông là 600x500x180mm hay 500x400x180mm. Bên cạnh đó còn có một số thiết kế như:
- Tủ chữa cháy ngoài trời: 700x700x200x1mm
- Tủ chữa cháy có mái che: 600x500x180mm
- Tủ đựng dụng cụ phá dỡ chuyên dụng: 250x600x200mm
- Tủ Module PCCC: 500x300x150mm
Ngoài ra Thiết bị Điện ADP còn nhận thiết kế tủ chữa cháy theo kích thước và kiểu dáng theo đúng yêu cầu. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0826 603 603 để được tư vấn cụ thể và chi tiết về kiểu dáng, chất liệu cũng như giá thành sản phẩm.
>>>> XEM NGAY: Tủ tụ bù chất lượng cao, giá tốt
5. Đặc điểm cấu tạo của tủ PCCC
5.1 Chất liệu tủ
Phần lớn tủ chữa cháy tại nước ta được làm từ tôn và sắt. Ngoài ra một số đơn vị còn sử dụng thép hay nhôm để thiết kế tủ. Theo quy định, tủ chữa cháy phải được sơn màu đỏ và in chữ trắng trên bề mặt kính. Tủ có trọng lượng tương đối nhẹ, do đó thường được gắn trên tường hoặc đặt trệt dưới đất.
Thông thường tủ sẽ được đặt ở vị trí thoáng đãng, dễ quan sát. Đường di chuyển thoáng, thuận tiện cho việc tiếp cận để lấy thiết bị chữa cháy nhanh chóng và thuận tiện nhất có thể. Tủ thường được lắp trong các góc hay hành lanh của toàn nhà, công trình lớn.
5.2 Cấu tạo tủ
Tủ chữa cháy có cấu tạo gồm đinh tán chốt, cánh tủ bằng kính và khung tăng cường giúp tủ cứng, chắc chắn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà chọn lựa tủ được chi ngăn hoặc tủ không được chia ngăn, thông thường tủ sẽ có ngăng ngang và ngăn dọc. Cửa tủ lắp khá cơ động, cho phép người dùng nhấc ra khỏi bản lề khi có trường hợp khẩn cấp.
Nhìn chung tủ PCCC thích hợp với phần lớn các thiết bị chữa cháy đơn giản như cuộn vòi chữa cháy, bình chữa cháy,… Đặc biệt một số hệ thống tủ PCCC còn được lắp trực tiếp với hệ thống đường dẫn nước, đảm bảo cung cấp đủ nước khi có sự cố xảy ra.
>>>> XEM NGAY: Chọn mua tủ điện hạ thế chất lượng cao ở đâu?
5.3 Cách bảo trì tủ chữa cháy
Với cấu tạo đơn giản, do vậy việc bảo trì mẫu sản phẩm không có gì quá khó khăn. Đối với các mẫu tủ chữa cháy đặt ngoài trời sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết. Do vậy sau một thời gian sử dụng quý khách hàng nên tiến hành kiểm tra, bôi dầu-nhớt cho cánh cửa, dọn dẹp vệ sinh, bụi bặm nếu có. Lưu ý cần kiểm tra độ nhạy của tủ, làm sao để lấy thiết bị ra trong tình huống khẩn cấp.
6. Các mẫu tủ PCCC thông dụng
6.1 Tủ ngoài trời
Tủ PCCC ngoài trời thường có thiết kế 4 chân trụ để tiện cho việc di chuyển giữa các vị trí ngoài trời. Tủ được sơn tĩnh điện với sơn chống oxy hoá cao cấp, có thể chịu được môi trường khắc nghiệt như thời tiết nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam.
Tủ PCCC thường được Tủ thường sử dụng để đựng các bình chữa cháy các loại, vòi, lăng phun chữa cháy các loại. Để hạn chế tình trạng mất cắp, chủ đầu tư thường bắt ốc vít, cố định tủ ở vị trí nhất định. Phần lớn tủ chữa cháy ngoài trời được đặt ở các vị trí dễ quan sát, tách biệt với khu trung tâm.
6.2 Tủ vách tường
Tủ chữa cháy vách tường là mẫu tủ có tính phổ biến nhất trong các mẫu tủ PCCC. Quý khách hàng dễ dàng nhìn thấy mẫu tủ trong các dự án công trình, công sở, văn phòng, toà nhà, khu đô thị, dân cư đông người,…
Tủ thường trang bình chữa cháy, vòi chữa cháy, lăng phun, van mở nước,… Tủ thường được treo cách nền 1m, cố định an toàn và chắc chắn. Khi có sự cố xảy ra, người dùng sẽ mở tủ để chữa cháy cũng như tháo lắp vòi để dập tắt đám cháy nhanh nhất.
6.3 Tủ PCCC âm tường
Có cấu tạo tương tự như những mẫu tủ PCCC trên, tủ âm tường thường được dựng trong các tủ vách ngăn tường trong- ngoài nhà. Việc sử dụng tủ PCCC âm tường được nhiều khách hàng yêu thích sử dụng bởi khả năng tiết kiệm không gian cho những hành lang chật hẹp. Ngoài ra, tủ báo cháy âm tường thường bố trí hệ thống đèn báo động hay nút nhấn báo cháy kèm theo.
7. Những thiết bị cần trang bị cho tủ PCCC
Như đã đề cập ở trên, bên cạnh việc trang bị tủ báo cháy, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị một số vật dụng khác như:
- Van góc chữa cháy
- Họng tiếp nước chữa cháy
- Cuộn vòi chữa cháy
- Lăn phun chữa cháy
8. Có nên trang bị tủ PCCC hay không?
Trong nhiều năm gần đây, nguy cơ cháy nổ ngày càng nhiều. Phần lớn đều là các vụ cháy đều diễn ra ở những nơi đông dân cư, do vậy diễn biến vụ cháy diễn ra nhanh chóng và gây ảnh hưởng nặng nề đến các vấn đề kinh tế – tài chính.
Việc trang bị tủ PCCC không chỉ góp phần bảo vệ an toàn cho toà nhà mà còn giúp hỗ trợ quý khách hàng tiến hành dập tắt ngọn lửa nhanh chóng hơn. Đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản. Do vậy có thể kết luận rằng việc trang bị tủ PCCC là điều hết sức hợp lý.
9. Nhà cung cấp tủ PCCC chất lượng, uy tín
Công ty Cổ phần An Đạt Phát là công ty chuyên cung ứng các sản phẩm, thiết bị điện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Là một trong những công ty trực thuộc An Đạt Group, ADP không ngừng kế thừa và phát triển văn hoá “ Bền uy tín – Vững tương lai”.
Hiện tại ADP đang kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện chủ lực như: công tơ điện tử EMEC; tủ điện, hệ thống đèn chiếu sáng; đèn LED,… Với đội ngũ nhân sự nhiệt huyết, không ngừng nỗ lực cải tiến, đổi mới, ADP tự tin về chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu tủ PCCC do Thiết bị Điện ADP sản xuất. Hy vọng với những thông tin vừa cung cấp ở trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Để được tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ đến thông tin sau:
- Địa chỉ: Lô 12 khu B2-41, KĐT FPT Đà Nẵng, P.Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
- Website: https://adp.net.vn/
- Hotline: 0826 603 603
- Email: sale@adp.net.vn
>>>> KHÔNG THỂ BỎ LỠ: Tủ điện điểu khiển là gì? Nguyên lý cấu tạo như thế nào?